Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, cơm take away hút khách
Mở quán cơm bình dân, cơm văn phòng lời thật đấy, lại rất dễ thu hồi vốn nhanh chóng. Nhưng nếu bạn không chuẩn bị kĩ càng, nắm vững các kiến thức và có kế hoạch tỉ mỉ, rất khó hoạt động dài lâu và còn có nguy cơ “phá sản” nữa đấy.
Vậy kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, cơm văn phòng cần chuẩn bị những gì? Làm cách nào để kinh doanh thành công, tránh được thất bại? Hãy theo dõi ngay nhé!
1. Tại sao mở quán cơm bình dân được nhiều người lựa chọn?
Có thể nói, kinh doanh quán cơm văn phòng hay cơm bình dân đang được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao lĩnh vực này lại được lựa chọn nhiều như vậy không?
Thứ nhất, vì là cơm bình dân nên đối tượng khách hàng khá tiềm năng, đa dạng. Tập trung chủ yếu vào các bạn học sinh, sinh viên, công nhân cho tới dân văn phòng, công sở. Chính vì vậy, bạn sẽ luôn có một lượng khách ổn định cho quán mình.
Thứ hai, với hình thức kinh doanh cơm văn phòng, cơm bình dân. Số vốn để mở quán không quá nhiều, khoảng từ 100 triệu – 300 triệu. Tuy nhiên, con số này còn phụ thuộc vào các khoản thu chi, đầu tư khác.
Ưu điểm cuối cùng khiến kinh doanh quán cơm bình dân được nhiều người lựa chọn chính là dễ thu hồi vốn. Đó chính là lí do bán đồ ăn được nhiều người ví là “một đồng vốn, bốn đồng lời”.
Theo đó, trung bình mỗi suất cơm bán ra sẽ có giá khoảng từ 25 – 35 ngàn đồng. Nếu lượng khách luôn ổn định, bạn có thể bán được hàng trăm suất mỗi ngày. Do đó, chỉ sau một thời gian hoạt động, bạn đã có thể thu hồi vốn nhanh chóng rồi.
2. Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân: 3 yếu tố quan trọng để thành công
Mở quán cơm bình dân mặc dù “một đồng vốn, bốn đồng lời”. Thế nhưng không phải ai cũng đạt được thành công, đặc biệt là đối với những ai lần đầu khởi nghiệp. Có quán đông khách nhưng cũng có trường hợp bán “ế ẩm”, không đủ thu lại vốn.
Điều này rất dễ hiểu bởi vì có nhiều yếu tố quyết định đến việc kinh doanh thành công hay thất bại. Nhưng quan trọng nhất vẫn là 3 yếu tố sau:
2.1 Tìm địa điểm mở quán phù hợp
Yếu tố quan trọng hàng đầu để mở quán cơm bình dân, cơm văn phòng thành công chính là xác định địa điểm, vị trí mặt bằng quán. Theo đó, bạn nên lựa chọn địa điểm mở quán phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu và khả năng tài chính của mình.
Đối với quán cơm bình dân, bạn nên lựa chọn vị trí gần các khu vực đông dân cư, khu xí nghiệp, công ty, trường học, bệnh viện… Không nên lựa chọn những địa điểm hẻo lánh, ít người vì dù đồ ăn có ngon thì lượng khách cũng sẽ hạn chế.
Ngoài ra, nếu như bạn có nhà ở vị trí mặt bằng phù hợp để kinh doanh (gần nhiều ngã ba, ngã tư, đông người qua lại…) thì nên tận dụng. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá cho mình đấy.
2.2 Xây dựng thực đơn hợp lí
Nên nhớ rằng, chất lượng món ăn sẽ là yếu tố đầu tiên níu chân thực khách quay trở lại quán của bạn. Chính vì vậy, kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, văn phòng không thể bỏ qua chính là việc lên ý tưởng thực đơn.
Một thực đơn quán cơm lí tưởng phải chứa đựng đầy đủ 2 tiêu chí: món ăn ngon và Rẻ. Bạn có thể chọn các món đơn giản, dễ chế biến và hãy tập trung vào khẩu vị vùng miền. Đồng thời, bạn định ra mức giá tầm trung thì khách sẽ muốn “rút hầu bao” hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi liên tục và tạo sự đa dạng trong thực đơn. Tránh tình trạng khách cảm thấy chán và “ngán” vì chỉ có mấy món để chọn. Như vậy, dù đồ ăn của bạn có ngon thì khách cũng sẽ chọn quán khác để đổi khẩu vị mà thôi.
2.3 Tìm đầu mối nguyên liệu
Một điều cũng quan trọng không kém là tìm nguồn cung cấp nguyên liệu nấu ăn (rau củ, thịt cá, hải sản…). Đây là bước có sự ảnh hưởng đến chất lượng món ăn cũng như lợi nhuận của quán.
Theo đó, bạn có thể tìm thấy nhiều nơi cung cấp nguồn nguyên liệu như chợ đầu mối, siêu thị, nhà sản xuất… Tại những nơi cung cấp này, nếu có thể thỏa thuận được với người bán, bạn sẽ có được mức giá sỉ, nhờ đó giảm chi phí đầu tư để tăng lợi nhuận cho quán.
Tuy nhiên, dù thế nào thì bạn phải đặt yếu tố chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu. Bởi nó không chỉ liên quan trực tiếp đến sức khỏe thực khách mà còn quyết định đến hình ảnh của quán bạn.
3. Mở quán cơm cần chuẩn bị những gì? Hướng dẫn các bước cụ thể
Ngoài các kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, cơm văn phong nói trên, cũng có rất nhiều điều bạn cần chuẩn bị để quán cơm hoạt động thuận lợi. Vậy các bước này bao gồm những gì? Cùng chúng tôi điểm danh ngay nhé!
3.1 Chuẩn bị vốn mở quán
Như đã nói ở đầu bài viết, mở quán cơm chỉ cần số vốn khá nhỏ, từ 100 triệu trở lên. Nhưng dù ít hay nhiều thì bạn cũng cần sẵn nguồn vốn trong tay. Vậy cần khoảng bao nhiêu vốn là đủ?
Muốn xác định vốn để mở quán cơm, bạn cần lập kế hoạch ước lượng các khoản cần đầu tư. Bao gồm tiền thuê mặt bằng, tiền mua vật dụng, tiền trang trí quán, tiền thuê nhân sự (đầu bếp, phụ bếp, nhân viên phục vụ…),v.v.
3.2 Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý
Để trở thành quán ăn hợp pháp, bạn cần có đầy đủ các giấy tờ, chứng nhận pháp lý liên quan. Bao gồm các giấy tờ chủ yếu sau:
– Giấy phép đăng kí kinh doanh: Chứng minh quán ăn của bạn đã được hoạt động hợp pháp. Có các loại giấy phép tùy vào mô hình bạn kinh doanh như Cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hộ gia đình.
– Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm: Tạo sự tin cậy cho khách hàng đối với đồ ăn của quán cũng như tránh bị “sờ gáy” bởi các cơ quan chức năng.
– Chứng nhận đóng thuế: Chứng minh bạn đã hoàn thành các nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước.
– Hợp đồng thuê mặt bằng: Tránh các rắc rối có thể xảy ra khi mâu thuẫn với bên cho thuê mặt bằng trong quá trình kinh doanh.
Nói tóm lại, đây là kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, cơm văn phòng bắt buộc phải có để tránh gặp các rắc rối liên quan đến pháp luật đấy!
3.3 Mua sắm các vật dụng cần thiết
Để mở quán cơm, trước hết bạn cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết để sử dụng lâu dài. Bao gồm nồi, lò nướng, chảo, tủ lạnh… hoặc bàn ghế, dĩa, chén, đũa, muỗng, khăn giấy,v.v. Bạn cũng cần có các loại gia vị phục vụ nấu ăn như nước mắm, dầu ăn, muối, bột ngọt…
Đặc biệt, nếu bạn kết hợp hình thức bán mang đi thì chắc chắn không thể thiếu những chiếc hộp nhựa đựng cơm, hộp xốp, khay nhựa, muỗng nhựa, đũa… Các sản phẩm này chỉ sử dụng 1 lần nên cực tiện lợi cho người dùng.
3.4 Xác định phong cách, trang trí quán
Đồ ăn ngon thôi chưa đủ, khách hàng lựa chọn quán cơm của bạn còn nằm ở chính phong cách, không gian ngồi tại quán có thoải mái, sạch sẽ không. Từ khâu sắp xếp bàn, ghế đến các vật dụng trên bàn ăn phải thật sự ngăn nắp, hợp lí.
Hiện nay có nhiều phong cách trang trí quán cơm bạn có thể lựa chọn như cổ điển, hiện đại… Dù bạn trang trí quán theo phong cách nào đi nữa cũng cần đặt yếu tố vệ sinh, thoáng đãng lên hàng đầu.
3.5 Tuyển dụng và training nhân viên
Khi mở quán cơm, chắc chắn một mình bạn khó có thể kiêm đủ các khâu từ nấu nướng cho đến phục vụ, bưng bê, dọn dẹp… Chính vì vậy, tuyển nhân sự là điều không thể thiếu, bao gồm đầu bếp ( nếu bạn không đứng bếp), nhân viên phục vụ, quản lí ( nếu cần).
Lời khuyên là hãy tuyển chọn và training kĩ càng cho nhân viên của mình. Bởi vì thái độ phục vụ quyết định một phần lớn đến tỉ lệ quay lại của khách hàng. Hẳn là bạn không muốn nhận phải những đánh giá tiêu cực về quán của mình nhỉ.
3.6 Lập kế hoạch quảng cáo cho quán
Quảng cáo là một trong những phương án để quán cơm của bạn tiếp cận khách hàng. Vì thế, trong 1 đến 2 tuần trước ngày khai trương chính thức. Bạn nên chuẩn bị các kế hoạch truyền thông để khách hàng biết đến quán cơm của mình.
Tùy thuộc vào tài chính mà bạn có thể lựa chọn quảng cáo dưới hình thức đơn giản như tờ rơi, đăng trên facebook… Hoặc chuyên nghiệp hơn thì có thể đăng trên báo chí hoặc quảng cáo trên TV, Youtube…
4. Mẹo tăng khách hiệu quả cho quán cơm bình dân, cơm văn phòng
Bên cạnh các khâu chuẩn bị như trên, một kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, cơm văn phòng thành công là luôn thu hút được khách hàng. Vậy làm cách nào để tăng lượng khách cho quán ăn? Cùng note ngay các tips sau bạn nhé!
4.1 Liên kết ứng dụng đặt đồ ăn online
Thời đại 4.0, cuộc sống bận rộn nên nhiều người không có thời gian để đến tận quán ăn. Chính vì vậy, lựa chọn tốt nhất cho họ chính là đặt cơm qua ứng dụng online trên điện thoại. Kéo theo đó là xu hướng kinh doanh online nở rộ.
Do đó, bạn có thể liên kết với các ứng dụng đặt cơm online như Grab, Now, Foddy… Đây là cơ hội lớn để bạn mở rộng thị trường, tiếp cận với nhóm khách hàng rộng hơn. Từ đó, góp phần tăng thêm doanh thu cho quán ăn của mình.
4.2 Có các chính sách, combo khuyến mãi
Trong kinh doanh, để níu giữ và thu hút thêm khách hàng thì chắc chắn không thể thiếu các chương trình khuyến mãi được. Đối với quán cơm, bạn có thể mở các chương trình như giảm giá, tặng quà, combo mua cơm tặng nước uống… vào dịp lễ khai trương, các ngày lễ tết.
Dám chắc rằng chỉ cần bạn kết hợp các ưu đãi khuyến mãi, khách hàng sẽ cảm thấy thích thú và lượng khách tăng lên là điều dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cũng cần tính toán tỉ mỉ để tránh bị lỗ, không thu hồi được vốn nhé!
4.3 Bán kết hợp cafe – nước giải khát
Nên nhớ nhu cầu ăn luôn đi kèm với uống. Bạn có thể dựa vào điều này để có thể kết hợp mô hình kinh doanh cơm với nước giải khát. Đây là hình thức kinh doanh đang phổ biến nhất hiện nay.
Bạn có thể lựa chọn bán kèm các loại nước giải khát thông dụng như Coca Cola, Pepsi có sẵn, không tốn thời gian pha chế. Hoặc các loại như trà đào, trà vải, trà tắc… Đây đều là những loại nước dễ pha chế mà giá thành rẻ nên thực khách sẽ thích chúng.
Qua bài viết trên hi vọng bạn đã nắm được các kinh nghiệm mở quán cơm bình dân cho mình rồi. Từ đó, có thêm hành trang để chuẩn bị cho bước khởi nghiệp thêm phần thuận lợi, đạt được thành công nhất định. Chúc các bạn may mắn!
Có thể bạn thích: Kinh nghiệm kinh doanh cơm văn phòng công sở