6 kinh nghiệm kinh doanh trái cây nhập khẩu cho người mới bắt đầu
Mở cửa hàng trái cây nhập khẩu đang được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm kinh doanh trái cây nhập khẩu thành công. Vậy kinh doanh trái cây cần chú ý những gì? Cùng theo dõi ngay dưới đây nhé!
1. Đăng ký mở cửa hàng trái cây
Trước khi đầu kinh doanh bạn cần phải làm các thủ tục pháp lí liên quan để tránh các rắc rối có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Các thủ tục này bao gồm giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tại sao lại phải làm các thủ tục này? Bởi theo quy định, chỉ có một số ngành nghề kinh doanh thu nhập thấp (bán hàng rong bằng xe đẩy), vỉa hè thì không cần đăng kí giấy phép. Nhưng trường hợp đã có địa điểm thì bắt buộc phải có giấy phép.
Có thể nói đây là bước cực kì quan trọng khi start-up trái cây nhập khẩu. Nếu không đăng ký các giấy tờ trên, bạn hoàn toàn có thể bị đình chỉ hoạt động kinh doanh và nộp phạt theo quy định của pháp luật.
2. Xác định vốn – Yếu tố quan trọng hàng đầu
Muốn bắt đầu kinh doanh trái cây nhập khẩu thì điều đầu tiên bạn cần đó chính là tài chính. Hãy xác định để mở quán trái cây cần tới số vốn là bao nhiêu? Vốn có sẵn hay cần phải đi vay mượn thêm?
Thông thường, một cửa hàng trái cây nhập khẩu cần một số vốn ban đầu từ khoảng 60 đến 100 triệu đồng. Trong số vốn này, bạn sẽ phải dự trù nhiều khoản chi phí khác nhau, cụ thể như:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí trang trí cửa hàng
- Chi phí mua máy & thiết bị, (máy lạnh, tủ bảo quản, máy đong…)
- Chi phí mua nguồn nguyên liệu
- Chi phí thuê nhân viên
- Chi phí quảng cáo, marketing.
Việc dự trù các khoản chi phí trên với nguồn vốn hiện tại sẽ giúp bạn không bị thiếu vốn khi đầu tư quá đà hoặc tránh lãng phí khi chưa biết việc kinh doanh có thuận lợi hay không. Vì vậy, chuẩn bị tài chính vững vàng là tiền đề để bắt đầu kinh doanh.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên có một khoản tiền dự phòng để có thể duy trì quán trong thời gian đầu mới khai trương. Bởi lúc này bạn còn phải chi nhiều cho khâu quảng cáo, các chương trình khuyến mãi trước khi quán ổn định.
3. Nghiên cứu thị trường
Sau khi đã xác định và chuẩn bị về tài chính, kinh nghiệm kinh doanh trái cây nhập khẩu không thể bỏ qua chính là khâu nghiên cứu thị trường. Bước này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh thành công hay thất bại.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, nghiên cứu thị trường tức là toàn bộ các công việc tìm hiểu thị trường kinh doanh trái cây, đối thủ cạnh tranh, đối tượng khách hàng tiềm năng,v.v. Những câu hỏi mà bạn cần trả lời khi lập kế hoạch kinh doanh trái cây nhập khẩu đó là:
- Các loại trái cây hiện đang được yêu thích? Giá bán ra sao?
- Xu hướng kinh doanh nào đang được ưa chuộng?
- Đối thủ của cửa hàng bạn là ai, điểm mạnh, điểm yếu của họ?
- Đối tượng bạn hướng đến là ai? Sở thích, nhu cầu, hành vi mua hàng của họ là gì?
- Khách hàng thường lựa chọn các địa điểm nào khi mua trái cây?
Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu thị trường nhằm giúp bạn đưa ra được những chiến lược kinh doanh cụ thể, đảm bảo quá trình mở cửa hàng diễn ra một cách thuận lợi nhất.
4. Tìm kiếm địa chỉ nhập hàng hoa quả chất lượng
Người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong việc lựa chọn cửa hàng trái cây nhập khẩu. Đặc biệt là khi có quá nhiều các thông tin về việc trái cây bẩn, tiêm hóa chất độc hại hoặc không rõ nguồn gốc, càng làm khách hàng hoang mang hơn.
Do đó, kinh doanh trái cây nhập khẩu muốn thu hút và níu chân khách hàng, bạn cần phải chọn nguồn nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo tươi mới, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đừng vì ham rẻ mà chọn những nguồn cung cấp có giá thành thấp nhưng lại gây hại cho sức khỏe người dùng. Kinh doanh như vậy thì chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ không thể tồn tại lâu được.
Lời khuyên là bạn hãy lựa chọn những địa chỉ cung cấp hoa quả có xuất xứ rõ ràng, nguồn nhập uy tín đảm bảo chất lượng. Bạn có thể tìm đến các cơ sở cung ứng trái cây đáp ứng đủ tiêu chuẩn “sạch” sau:
- Thực phẩm đạt tiêu chuẩn vietGAP: Đạt tiêu chuẩn sạch, sản phẩm ra thị trường không còn tồn dư thuốc trừ sâu và những chất gây hại cho sức khỏe.
- Thực phẩm đạt tiêu chuẩn globalGAP: những sản phẩm này đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào những thị trường khó tính nhất thế giới, an toàn với con người.
- Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ: Được trồng trọt hoàn toàn từ tự nhiên bao gồm các quy trình từ thức ăn, nguồn nước và đất đều đảm bảo sạch.
Hiện nay có nhiều địa chỉ cung cấp nguồn trái cây có thể đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Bạn có thể tham khảo như thương hiệu Fuji, Klever Frui… Hoặc bạn cũng có thể tìm đến các khu chợ đầu mối uy tín khác.
5. Trang trí, bày bán cửa hàng
Bên cạnh các tips trên, kinh nghiệm kinh doanh trái cây nhập khẩu thành công chính là lưu tâm đến cách trang trì, bày bán cửa hàng. Bởi lẽ trong thị trường cạnh tranh gay gắt, bạn không tạo ra được sự khác biệt thì sẽ nhanh chóng gặp thất bại.
Theo khảo sát, hầu hết khách hàng sẽ lựa chọn mua trực tiếp trái cây tại cửa hàng. Chính vì vậy, cách bố trí quán sẽ là điểm nhấn để họ chú ý đầu tiên. Hẳn là bạn không muốn khách có một trải nghiệm khó chịu vì trái cây bày bừa quá lộn xộn.
Chính vì vậy, bạn hãy sắp xếp bố cục quán hợp lý, phân chia từng loại hoa quả với mức giá, chất lượng (loại 1, loại 2, loại 3). Khách dễ dàng lựa chọn phù hợp theo nhu cầu của mình.
Bên cạnh đó, đừng quên mua sắm các vật dụng cần thiết như tủ mát để bảo quản được độ tươi ngon của trái cây. Bởi vì hầu hết các loại trái cây đều thích nhiệt độ lạnh (từ 0 đến 10 độ C).
Chắc chắn một chiếc tủ mát sẽ giúp hoa quả của bạn giữ được độ tươi giòn, tránh bị hư hỏng trong thời gian ngắn. Bạn cũng có thể đóng gói sẵn các loại hoa quả theo hộp, vừa bảo quản tốt, vừa để khách mua nhanh khi có nhu cầu.
Nói tóm lại, cách trang trí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cửa hàng bạn. Nếu nhận được đánh giá cao từ khách, khả năng họ lựa chọn lại cửa hàng của bạn là rất cao và ngược lại.
6. Lựa chọn các loại hộp đựng trái cây
Hộp nhựa đựng trái cây giá rẻ cũng được xem là vật dụng nhỏ nhưng quan trọng để bạn có thể bảo quản sản phẩm cũng như tạo tiện lợi cho quá trình vận chuyển. Do đó, để kinh doanh trái cây nhập khẩu thành công, bạn nên đầu tư và lựa chọn kĩ càng nhất.
Hiện nay, có nhiều dòng hộp đựng cho bạn lựa chọn như: hộp liền, hộp rời, hộp 250g, hộp 350g, hộp 500g, hộp 1kg… Tùy thuộc vào loại trái cây và nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn loại hộp phù hợp nhất với điều kiện của mình.
Bên cạnh đó, để đảm bảo mang lại hiệu quả bảo quản hoa quả tối ưu nhất. Khi chọn hộp đựng bằng nhựa, bạn cần cân nhắc các tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất, nên lựa chọn các loại hộp nhựa PET để đựng trái cây. Chất liệu này có ưu điểm trong suốt, sẽ giúp khách có thể quan sát trực tiếp màu sắc, chất lượng của trái cây đựng bên trong.
Thứ hai, bạn cũng nên chú ý lựa chọn các thiết kế nhiều lỗ thoáng khí 2 bên cạnh hông và mặt trên của hộp đựng. Sử dụng các thiết kế này sẽ giúp sản phẩm không bị hấp hơi làm trái cây nhanh hỏng.
Thứ ba, nên đa dạng mẫu mã và trọng lượng hộp đựng. Bởi lẽ trái cây có nhiều loại khác nhau, bạn nên đóng gói với nhiều trọng lượng khác nhau để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh trái cây nhập khẩu cho những người mới bắt đầu. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và hành trang để bắt đầu con đường khởi nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!