Kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt từ A – Z
Bánh ngọt luôn là thứ hút hồn giới trẻ, không chỉ vào những dịp bình thường mà còn không thể thiếu mỗi dịp sinh nhật, tiệc cưới… Do đó, mở cửa hàng bánh đã trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Nhưng không phải ai cũng đạt thành công. Chính vì thế, bạn phải có kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt cẩn thận và chi tiết trước khi có ý định khởi nghiệp. Cùng đọc để hiểu rõ hơn nhé!
1. Phân tích thị trường
Khi lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt, bạn tuyệt đối không thể bỏ qua bước nghiên cứu thị trường. Bởi lẽ đây là bước chuẩn bị để bạn đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao. Trong bước này, bạn cần xác định tốt các điều sau:
1.1 Nhu cầu khách hàng
Trong kinh doanh bánh ngọt hay bất cứ lĩnh vực nào, để đạt được thành công thì trước hết bạn cần hiểu rõ khách hàng cần gì. Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ giúp bạn định ra mục tiêu, hướng đi chính xác nhất.
Hãy khảo sát, tìm hiểu các loại bánh nào được khách hàng yêu thích? Mức giá mà người tiêu dùng có thể sẵn sàng chi trả khi mua bánh ngọt là bao nhiêu? Phân tích được nhu cầu của khách, bạn sẽ đưa ra được quyết định nên mở quán theo hướng nào.
1.2 Phân loại khách hàng
Ngày nay, khách hàng dùng bánh ngọt rất lớn, rất đa dạng ở mọi lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Đó có thể là các bạn học sinh, sinh viên, dân văn phòng hoặc các chị em nội trợ, lứa tuổi trung niên. Nhưng nhìn chung, có thể phân thành 3 nhóm khách hàng chính sau:
- Nhóm 1: Giới trẻ và những người có thu nhập ổn định
- Nhóm 2: Những người ăn kiêng, béo phì
- Nhóm 3: Du khách nước ngoài tại Việt Nam
Việc phân loại nhóm khách hàng sẽ giúp bạn dễ dàng định hướng, lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt. Bởi mỗi nhóm khách luôn có đặc điểm riêng biệt, dựa vào đó bạn có thể lên menu phù hợp. Đồng thời, bạn cũng sẽ lựa chọn địa điểm, phong cách trang trí quán thích hợp khiến thực khách hài lòng.
1.3 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bên cạnh đó, bạn cũng nên phân tích đối thủ cạnh tranh của mình trên khu vực đó. Hiểu rõ đối phương để chuẩn bị tốt cho bản thân sẽ giúp bạn chủ động trước mọi tình huống. Như người xưa thường nói: “biết người biết ta, trăm trận không nguy”. Muốn vậy, bạn hãy bắt đầu với những câu hỏi cơ bản sau:
- Đối thủ gián tiếp của tiệm bánh bạn là ai? Điểm mạnh và yếu là gì?
- Đối thủ trực tiếp của tiệm bánh bạn là ai? Điểm mạnh và yếu là gì?
- Giá cả và các món bánh của cửa hàng đối thủ như thế nào?
- Cửa hàng bánh của họ thiết kế như thế nào? Phong cách kinh doanh là gì?
Có thể nói, tìm hiểu rõ đối thủ của mình sẽ giúp bạn sáng tạo ra những ý tưởng khác biệt, tránh trùng lặp với họ. Đây là điều quan trọng để khiến khách hàng nhớ đến và lựa chọn quán của bạn thay vì chọn đối thủ.
1.4 Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu là bước quan trọng nhất trong ngành dịch vụ, quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Thế nên bạn cần xác định đúng đối tượng khách hàng mà tiệm bánh bạn muốn nhắm đến nếu như không muốn gặp thất bại ngay trong lần kinh doanh đầu tiên.
Bạn có thể lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là giới trẻ, có thu nhập ổn định hoặc nhóm khách hàng ăn kiêng, béo phì… Việc xác định nhóm này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn lựa mặt bằng, phong cách trang trí, thực đơn cũng như quyết định giá thành của bạn.
Ví dụ: Đối tượng bạn hướng tới là giới trẻ thì phong cách cửa hàng bạn phải lạ mắt, phong phú và đa dạng các loại bánh. Bạn cũng có thể kết hợp bán kèm các loại đồ uống như trà sữa, nước ngọt. Còn đối tượng là nhóm khách ăn kiêng, bạn cần xây dựng thực đơn với các loại bánh ít đường, ít béo.
2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh cửa hàng bánh ngọt
Sau khi đã nghiên cứu thị trường, việc tiếp theo của bạn là lên một kế hoạch kinh doanh tỉ mỉ hơn vạch ra đường đi, nước bước để quá trình diễn ra thuận lợi. Theo đó, bản kế hoạch này thường phải bao gồm các bước cơ bản sau:
2.1 Chọn địa điểm kinh doanh
Khi bạn đã xác định được đối tượng khách hàng của mình, đảm bảo về nguồn vốn thì hãy bắt tay vào việc tìm kiếm mặt bằng. Hãy nhớ, địa điểm là một trong những yếu tố quyết định lượng khách đến với bạn hằng ngày. Vậy nên hãy lưu ý thật kĩ nhé.
Cụ thể, đối với cửa hàng bánh ngọt, bạn nên lựa chọn các vị trí có giao thông thuận lợi, nằm gần các trường học, tòa văn phòng hoặc khu dân cư. Bạn cũng nên xem xét về diện tích, không gian để thiết kế quán một cách hợp lí nhất.
Nếu bạn không có đủ kinh phí, không nhất thiết quán phải nằm ở trung tâm mặt đường lớn, nhưng nhất thiết phải nằm ở vị trí dễ nhìn thấy. Tuyệt đối không nên chọn các địa điểm, vị trí hẻo lánh, ít người qua lại bởi lượng khách sẽ không cao.
2.2 Xây dựng thực đơn & định giá
Khi lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt bạn cần lên ý tưởng thực đơn sao cho phù hợp. Bởi vì thực đơn sẽ là điểm hấp dẫn khách đến với cửa hàng bạn những lần sau. Do đó, hãy trau chuốt, lựa chọn món và định giá phù hợp.
Một thực đơn hấp dẫn phải đảm bảo đủ tiêu chí: Ngon – Rẻ. Bạn cũng phải luôn phát triển và làm phong phú thực đơn để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Bởi lẽ nếu cứ đi theo lối mòn cũ, bạn rất dễ bị khách hàng lãng quên.
Để lên ý tưởng thực đơn phù hợp. Bạn có thể dựa vào đặc điểm, sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu mà cửa hàng hướng tới. Bên cạnh đó, cũng đừng quên định giá bán phù hợp. Có nhiều cách để bạn định giá cho tiệm bánh của mình, bao gồm:
+ Định giá theo chi phí: Đây là cách định giá đơn giản nhất, bạn chỉ cần tính toán chi phí của món ăn. Sau đó cộng thêm lợi nhuận mà bạn mong muốn.
+ Định giá theo đối thủ cạnh tranh: Khảo sát giá của các đối thủ, từ đó định giá tương tự hoặc định giá thấp hơn so với đối thủ.
2.3 Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu
Chất lượng bánh là điều quan trọng nhất để có thể thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ cho tiệm bánh của bạn. Mà bánh ngon không chỉ phụ thuộc vào tay nghề của người làm mà còn nằm ở chính nguồn nguyên liệu (bột, kem, sữa, hương liệu, trái cây…).
Chính vì vậy, bạn cần phải tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu bánh đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Lời khuyên tốt nhất là bạn có thể tham khảo ý kiến của những người đi trước về mối nhập nguyên liệu rẻ, ngon.
2.4 Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị
Kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt chắc chắn không thể thiếu bước mua sắm những dụng cụ, trang thiết bị này được. Có thể kể đến các vật dụng điển hình như máy trộn bột, lò nướng, tủ kính trưng bày, bàn ghế, hệ thống thông khí, chén, dĩa, muỗng…
Ngoài những đồ dùng kể trên thì một trong những vật dụng không thể thiếu là chiếc hộp nhựa đựng bánh. Đây là sản phẩm giúp bảo quản bánh, chứa đựng bánh để phục vụ nhu cầu mua mang đi hoặc ship tận nơi cho khách.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại hộp đựng khác nhau, nhưng được ưa chuộng nhất là hộp nhựa cứng đựng bánh chất liệu Pet, hộp nhựa PP. Cùng với đó là sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng (chữ nhật, tròn, vuông, tam giác…). Bạn hãy dựa vào đặc điểm món bánh của cửa hàng mình để chọn thiết kế sao cho phù hợp nhất.
2.5 Lên chiến lược marketing cho quán
Sau khi đã hoàn tất các bước trên thì điều cuối cùng bạn cần là lên kế hoạch marketing cho cửa hàng bánh của mình. Đặc biệt là với quán mới bắt đầu hoạt động kinh doanh càng cần nhiều người biết đến.
Có rất nhiều cách để bạn quảng cáo cho tiệm bánh của mình. Bạn có thể phát tờ rơi, gửi thiệp mời dự khai trương quán. Hoặc đăng tải lên các trang mạng xã hội (facebook, zalo…) về sự xuất hiện của quán bạn.
Đồng thời để thu hút thêm nhiều khách hàng, bạn cũng cần tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt vào dịp khai trương, ngày lễ tết. Ví dụ như mua 1 tặng 1, giảm giá 10%, 15%,v.v.
Bên cạnh đó, tiệm bánh của bạn cũng nên hợp tác với các ứng dụng đặt đồ ăn online như Grab Food, Now, Foody,… Như vậy, sẽ giúp bạn tiếp cận được thị trường khách hàng tiềm năng khác, nhất là khi xu hướng mua đồ ăn online ngày càng nở rộ.
Hi vọng với những kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh tiệm bánh ngọt mà chúng tôi chia sẻ trên có thể giúp bạn tự thiết kế nên bản kế hoạch chỉn chu cho ý định khởi nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!