Bí quyết kinh doanh quán cơm cho dân văn phòng, công sở
Bạn có ý định khởi nghiệp với quán cơm văn phòng nhưng bạn chưa biết bắt đầu từ đâu? Làm thế nào để đạt được thành công, tránh những sai lầm không đáng có. 5 bí quyết kinh doanh quán cơm cho dân văn phòng, công sở dưới đây chắc chắn sẽ là tham khảo hữu ích nhất dành cho bạn. Đừng bỏ lỡ nhé!
1. Phân tích thị trường – Bước nhỏ nhưng cực quan trọng
Có thể nói kinh doanh quán ăn, đặc biệt là cơm văn phòng là một lĩnh vực đầu tư rất “hot” với các bạn trẻ ngày nay. Đa dạng về hình thức, từ các mô hình bán tại quán cho đến online.
Nhưng thực tế có rất nhiều quán cơm vừa mở ra đã thất bại và phải đóng cửa chỉ trong 2 – 4 tháng do thiếu kinh nghiệm. Vậy nên, điều bạn cần lúc này là hãy phân tích và tìm hiểu thị trường để có khâu chuẩn bị ban đầu.
1.1 Tại sao kinh doanh cơm văn phòng tiềm năng?
Cuộc sống ngày càng bận rộn, nhiều người không có nhiều thời gian để tự nấu cơm mang theo đi làm. Thay vì đó, họ lựa chọn các quán cơm có thể đáp ứng nhu cầu ăn uống của mình.
Chưa kể, thu nhập của giới văn phòng ngày càng cao nên yêu cầu ăn uống cũng đòi hỏi khắt khe hơn. Họ sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn để được thưởng thức bữa ăn ngon, an toàn.
Thế nhưng, thực tế hiện nay còn chưa có nhiều cơ sở đáp ứng được nhu cầu về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, cơ sở phục vụ còn thiếu chuyên nghiệp, chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường.
1.2 Đừng quên nghiên cứu kĩ các đối thủ cạnh tranh
Song song với những tiềm năng và cơ hội lớn mà lĩnh vực cơm văn phòng mang lại chính là sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng trăm hàng quán lớn nhỏ khác nhau. Vậy làm sao để quán bạn có thể tồn tại được?
Trước hết bạn cần phải xem xét khu vực bạn muốn kinh doanh đã có quán cơm văn phòng nào không? Thời gian kinh doanh lâu chưa? Số lượng khách hàng như thế nào?
Hãy hiểu rõ đối thủ để từ đó lên một kế hoạch kinh doanh thật kỹ lưỡng. Đồng thời, bạn cũng cần tìm được điểm đặc biệt riêng trong hương vị món ăn, cách phục vụ hoặc các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, những thứ mà chỉ riêng quán cơm bạn mới có.
2. Xác định phân khúc khách hàng
Muốn mở quán cơm văn phòng thì điều đầu tiên các bạn cần làm chính là nghiên cứu sâu về khách hàng cũng như địa điểm kinh doanh. Đây là 2 yếu tố chính quyết định đến việc kinh doanh có thành công hay không. Do đó, bạn cần phải:
2.1 Phân tích đối tượng khách hàng nhắm tới
Bí quyết kinh doanh quán cơm văn phòng là bạn cần xác định nhóm khách hàng mục tiêu của quán mình là ai? Bởi lẽ lợi nhuận của quán chủ yếu đến từ chính các khách hàng mục tiêu, khách hàng trung thành.
Mặc dù quán bạn tập trung vào nhóm khách hàng chính là dân văn phòng, công sở. Thế nhưng bạn cũng cần xác định đặc điểm của nhóm đối tượng này để có kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn.
Bạn có thể dựa vào các câu hỏi như: Khách hàng của bạn có độ tuổi bao nhiêu? Thu nhập như thế nào (thấp, trung bình hay cao)? Điều họ cần khi đặt mua cơm là gì?
Việc hiểu rõ đặc điểm nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn định hình được phong cách quán cơ bản. Từ việc định giá menu cho đến lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp.
Ví dụ: Quán bạn tập trung vào khách hàng có thu nhập thấp, hãy định giá món ăn trong khoảng từ 15 – 25 ngàn đồng. Ngược lại, giá 25 – 35 ngàn đồng nếu phân khúc khách hàng ở mức tầm trung và 40 – 60 ngàn đồng cho khách hàng thu nhập cao.
2.2 Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Như đã nói ở trên, khi xác định cụ thể cho nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm địa điểm kinh doanh hơn. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến 50% thành công.
Bạn cần lựa chọn những vị trí gần với nhóm khách hàng mà mình nhắm tới. Tốt nhất là các khu vực đông dân, có lưu lượng giao thông lớn, nhiều tòa nhà văn phòng, gần ngã tư hoặc trung tâm mua sắm, hoặc gần trường đại học,v.v.
Mở quán cơm văn phòng, bạn nên tránh các địa điểm vắng vẻ, ít người qua lại. Bởi lẽ cho dù đồ ăn có ngon nhưng quán nằm ở vị trí vắng thì lượng khách cũng sẽ không nhiều.
3. Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Sau khi đã lựa chọn được địa điểm kinh doanh, việc tiếp theo bạn cần là xây dựng một kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể, giúp mọi việc tiến triển thuận lợi hơn. Và những điều bạn cần thực hiện trong bước này là:
3.1 Xây dựng bài toán chi phí
Bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, bao gồm mở quán cơm văn phòng thì cũng cần tính toán các loại chi phí để mở và duy trì quán. Bao gồm chi phí thuê mặt bằng, chi phí mua sắm trang thiết bị, tiền thuê nhân viên, tiền mua nguyên vật liệu,v.v.
Bạn cần ước lượng con số cụ thể của từng khoản và tính toán số vốn mình có. Thường mở quán cơm văn phòng sẽ cần số vốn dao động từ 100 – 300 triệu. Tùy thuộc vào quy mô, hình thức kinh doanh (online hay bán tại quán).
Cuối cùng những món ăn của quán nên được tính phí bao nhiêu? Bạn cũng cần phải đưa ra chiến lược định giá phù hợp. Nên dựa vào chi phí phải chịu và cả trải nghiệm mà khách hàng được hưởng khi chọn quán cơm của bạn.
3.2 Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
Gần 80% khách hàng sẽ không quay lại quán vì chất lượng món ăn kém. Điều này chứng minh lí do mà khách hàng sẽ lựa chọn quán cơm của bạn vào lần tiếp theo đó chính là đồ ăn ngon.
Hơn nữa, khách hàng có thể trả nhiều hơn cho một bữa ăn ngon. Vì vậy, chất lượng món ăn là yếu tố bạn cần đầu tư để có thể phát triển lâu dài.
Theo đó, món ăn phải ngon, được chế biến phù hợp với khẩu vị của thực khách. Nếu kinh doanh take away, các loại hộp nhựa dùng đựng cơm phải đạt chuẩn an toàn, không chứa chất độc hại.
Chất liệu hộp nhựa đựng cơm nên là dòng nguyên sinh, có độ tinh khiết cao và không lẫn chất độc như BPA. Sản phẩm phải đảm bảo các tiêu chí về ISO 9001 và HACCP.
3.3 Giao hàng đúng giờ, phục vụ nhanh
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công cho quán cơm còn nằm ở chính cách phục vụ khách hàng. Nó không chỉ thể hiện ở thái độ của nhân viên mà còn ở thời gian phục vụ món ăn.
Sự chuyên nghiệp, đúng giờ sẽ làm khách hài lòng và sẵn sàng quay trở lại quán bạn nhiều lần. Đặc biệt, nếu bạn kinh doanh mô hình kết hợp giao tận nơi thì cần chú ý đến điều này hơn.
Bởi lẽ, với dân văn phòng, họ chọn đặt mua cơm là vì sự tiện lợi và nhanh chóng. Nếu tiêu chí này bạn không đáp ứng được, dĩ nhiên khả năng họ lựa chọn quán cơm của bạn là rất thấp.
3.4 Quy trình an toàn vệ sinh
Không khách hàng nào muốn ăn cơm trong những chiếc chén bẩn, hộp nhựa nặng mùi hay phát hiện sợi tóc, con sâu trong đồ ăn. Một quán ăn bừa bộn cũng khiến khách hàng ấn tượng xấu về quán.
Chính vì vậy, khi kinh doanh lĩnh vực ăn uống, bạn phải đặt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu. Từ nguồn nguyên liệu cho đến các dụng cụ nấu nướng, quá trình chế biến phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Những việc bạn cần note: luôn rửa sạch chén, giữ nơi chế biến sạch sẽ, vệ sinh dụng cụ nấu ăn thường xuyên, thu dọn chén dĩa và lau dọn bàn ghế ngay khi khách rời quán,v.v.
3. Lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng và rẻ
Bạn cần tìm được nguồn cung ứng nguyên liệu trước khi mở quán cơm văn phòng. Đây là khâu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn cũng như lợi nhuận của quán cơm.
Khi bạn lựa chọn nguồn nguyên liệu cho quán cơm, cần đảm bảo được hai yếu tố cơ bản sau:
- An toàn: Nguồn nguyên liệu phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đảm bảo được chất lượng, độ tươi ngon của hoa quả, rau củ, thịt,v.v.
- Giá rẻ: Một nơi cung cấp nguồn nguyên liệu giá rẻ sẽ giúp bạn hạ chi phí đầu ra, từ đó tăng lợi nhuận cho cửa hàng.
Lời khuyên tốt nhất là bạn có thể tìm đến các khu chợ đầu mối hoặc các cơ sở cung cấp trực tiếp. Vừa kiểm tra được chất lượng nguyên liệu mà lại có được giá thành tốt.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên tìm một nơi cung ứng duy nhất để tránh rơi vào trường hợp khi xảy ra vấn đề lại không biết nguyên nhân đến từ đâu. Đồng thời, nên tìm hiểu nơi cung cấp thật kĩ trước khi hợp tác lâu dài.
4. Đừng quên áp dụng các công nghệ hiện đại
Bên cạnh các mẹo trên, bạn cũng cần kết hợp các công nghệ hiện đại để quản lí và vận hành hoạt động kinh doanh của quán thêm phần thuận lợi. Cụ thể như:
4.1 Sử dụng phần mềm kế toán
Công việc kinh doanh quán cơm có quá nhiều công đoạn, như order món cho đến thanh toán. Sẽ rất dễ nhầm lẫn và sai sót nếu chỉ thực hiện thủ công qua việc ghi chép sổ tay. Nhất là trong trường hợp lượng khách của quán quá đông.
Chính vì vậy, một phần mềm kế toán sẽ thực sự là giải pháp giúp bạn quản lí công việc một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Chỉ với một chiếc điện thoại hoặc ipad, bạn có thể quản lý nhà hàng một cách dễ dàng, tiện lợi từ xa mà không cần tới trực tiếp. Đặc biệt, nếu chưa có chi phí bạn có thể sử dụng các phần mềm hoàn toàn miễn phí.
4.2 Ứng dụng giao hàng online
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức bán cơm giao hàng tận nơi cũng đang thực sự nở rộ, giúp các quán cơm tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng rộng khắp, góp phần tăng lợi nhuận cao.
Xem thêm: dịch vụ giao đồ ăn cho quán take away biết thêm chi tiết
Nếu bạn muốn bắt kịp xu hướng, đừng quên liên kết với các ứng dụng giao hàng online như Now, Grab, Foody… Kết hợp tổ chức các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn.
Trên đây là những chia sẻ về bí quyết kinh doanh quán cơm cho dân văn phòng, công sở hiệu quả để tạo dựng sự thành công. Bạn hãy thử áp dụng và cảm nhận hiệu quả nó mang lại nhé! Chúc các bạn thành công!